Tính tự lập là kỹ năng cần có cho tất cả học sinh, giúp các em dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách trong học tập, trong cuộc sống để đạt được thành công trong tương lai. Trên thực tế các bé tự lập phát triển toàn diện, luôn tự tin được bạn bè khâm phục, nhiều người yêu mến.
Vậy cách rèn luyện tính tự lập cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy cùng The Dewey Schools tham khảo nội dung bài viết này nhé.
Tự lập là tự làm những công việc của bản thân một cách tự giác, mà không đợi người khác phàn nàn, nhắc nhở. Người có tính tự lập tự giải quyết các công việc của mình, tự làm, tự lo liệu, tự tạo dựng cuộc sống lá nhân mà không có tâm lý chờ đợi, trông mong gia đình hay người khác giúp đỡ, hỗ trợ.
Tự lập giúp bạn tự đứng vững và bước đi trên đôi chân của mình, tự lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đã lập bằng suy nghĩ, hành động và sự quyết tâm của bản thân. Rèn luyện để có sự tự lập, bạn không trở nên ích kỷ, có cách nhìn nhận cuộc sống tươi đẹp và sống ý nghĩa hơn.
Ngược lại với tính tự lập là những người dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác. Bản thân họ không cố gắng, không nỗ lực luôn trông mong người khác giúp đỡ khi gặp khó khăn, không biết cách tự giải quyết các vấn đề của mình và các vấn đề phát sinh.
Biểu hiện của tự lập phong phú và đa dạng được thể hiện ở mọi người, mọi lứa tuổi khác nhau là khác nhau. Một số biểu hiện của sự tự lập điển hình như:
- Tự lập ở trẻ em: Trẻ em có sự tự lập biểu hiện ở việc chủ động chăm sóc cá nhân như đánh răng, rửa mặt, gấp quần áo, dọn dẹp đồ chơi… Các bé tự lập luôn chủ động giúp đỡ cha mẹ, những người xung quanh những việc trong khả năng của mình như dọn rác, chăm sóc cây xanh, quét nhà, đưa người già qua đường… mà không cần phải nhắc nhở.
- Tự lập ở học sinh: Đối với học sinh tính tự lập thể hiện ở việc trẻ chủ động học và làm bài tập về nhà, tự đến trường, có ý thức học tập để nâng cao kết quả học tập… Các em luôn có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu nội dung bài học để tiếp thu kiến thức tốt hơn và mở rộng kiến thức đã học. Trong các hoạt động ở trường, hoạt động tập thể học sinh nhiệt tình, năng nổ không ỷ lại vào người khác.
Tính Tự lập là có nghĩa là tự làm những công việc của bản thân một cách tự giác
Vai trò của việc sống tự lập đối với học sinh
Tính tự lập với trẻ tiểu học là một trong những yếu tố quan trọng giúp khơi gợi lên sức mạnh tiềm ẩn, để tương lai trẻ trở thành những người tự tin, nhiệt huyết, sáng tạo, chủ động trong việc học tập, lao động và đóng góp cho xã hội. Vai trò của việc sống tự lập với học sinh là rất lớn thể hiện ở nhiều mặt:
Sống tự lập có trách nhiệm với bản thân và mọi người hơn
Học sinh có tính tự lập sẽ luôn cố gắng tự tìm ra cách giải quyết vấn đề mình gặp phải trước khi tìm sự giúp đỡ của người khác. Trẻ thẳng thắn và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước những việc mà mình làm, tìm cách xử lý nó một cách thỏa đáng nhất. Những đứa trẻ tự lập cũng tự chịu trách nhiệm thay vì tìm cách đùn đẩy, đổ lỗi trách nhiệm cho người khác.
Trẻ tự lập các bé biết cách tự chăm sóc bản thân ngay từ nhỏ thông qua những việc hàng ngày như: tự ngồi vào bàn học khi đến giờ, tự mặc quần áo, tự chuẩn bị sách vở đến trường, tự đánh răng rửa mặt… Trẻ có ý thức giúp đỡ cha mẹ những công việc nhà phù hợp với khả năng của mình như quét nhà, dọn bàn ăn, tưới cây, lau bàn ghế. Bên cạnh đó các bé biết cách giúp đỡ bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
Tính tự lập giúp trẻ chủ động trong học tập, lao động
Nhiều cơ hội đạt được thành công
Khi trẻ có tính tự lập, các bé tự xác định được mục tiêu, từ đó lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Trẻ chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong lời nói, hành động, giao tiếp và có nhiều cơ hội để đạt được những thành tựu trong học tập và cuộc sống.
Khả năng tự lập thúc đẩy trẻ vượt qua giới hạn của chính mình, bước ra khỏi vòng an toàn để đạt được sự thành công vượt qua cả mong đợi. Các em luôn hướng về phía trước, sẵn sàng đối mặt với thử thách một cách bình tĩnh, sáng suốt để lựa chọn đường đi đúng đắn nhất cho mình.
Tích cực, chủ động trong cuộc sống
Không chỉ học sinh mà những người trưởng thành khi có tính tự lập sẽ biết cách làm chủ cuộc sống của mình, luôn sống có mục đích và chủ động. Khác với những người ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, trẻ sống tự lập luôn vững vàng trước những cám dỗ, không bị cuốn theo sự thay đổi của xã hội.
Tự lập mang giá trị đích thực, giúp chúng ta phát huy tối đa năng lực của bản thân. Khi trẻ biết cách tận dụng nó, không chỉ các bé sống tích cực mà còn lan tỏa tinh thần tự chủ tới những người xung quanh.
Trẻ có tính tự lập sẽ trở nên tích cực, chủ động trong cuộc sống
Tham khảo thêm: Kỹ năng tự phục vụ quan trọng như thế nào?
Cách rèn luyện tính tự lập cho học sinh tiểu học
Tự lập là đức tính cần thiết đối với mọi người từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành. Đối với học sinh nếu có cách rèn luyện tính tự lập từ sớm và hiệu quả các em sớm trưởng thành, tự tin, chủ động, có khả năng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong học tập và rèn luyện.
Cha mẹ cần xác định, trẻ sẽ lớn lên và rời xa vòng tay của cha mẹ, các con cần tự mình đương đầu với cuộc sống với nhiều biến động. Vì vậy hãy rèn luyện tính tự lập sớm cho các bé ngay từ khi học tiểu học. Bạn có thể thực hiện một số bí quyết sau đây để giúp con hình thành cuộc sống tự lập.
Chủ động làm việc mình cần phải làm
Một trong những cách rèn luyện tính tự lập tốt cho học sinh tiểu học cha mẹ nên thực hiện là để trẻ chủ động làm việc mình cần phải làm. Hãy hướng dẫn trẻ cách thực hiện những việc trong khả năng của mình, những công việc nhỏ nhặt hàng ngày hay tự chăm sóc bản thân. Động viên trẻ tự làm việc để chứng minh cho người lớn thấy sự tích cực, chủ động trong mọi hoàn cảnh.
Vì yêu thương mà bảo bọc con là tâm lý chung của nhiều phụ huynh, dẫn đến việc làm cho con tất cả mọi việc từ lớn đến nhỏ. Như vậy trẻ sẽ trở nên phụ thuộc, không có cha mẹ sẽ không biết làm bất cứ việc gì. Vì vậy hãy dành cho trẻ thời gian riêng tư, để trẻ chủ động giải quyết công việc của bản thân.
Ví dụ: Thay vì mỗi sáng gọi con dậy, cha mẹ hãy để con tự đặt chuông đồng hồ, tự vệ sinh cá nhân, ăn sáng và chuẩn bị đến trường. Hãy hướng dẫn trẻ thiết lập thời gian biểu chặt chẽ và tự giác thực hiện. Thời gian biểu nên chi tiết theo từng ngày, từng giờ, cân bằng giữa việc học tập, thư giãn, giải trí, sinh hoạt cá nhân, ngủ nghỉ…
Ở giai đoạn tiểu học, trẻ cần thích nghi với môi trường học tập hoàn toàn mới so với trường mầm non. Cha mẹ nên dành thời gian để giúp con thích nghi, chủ động học tập, học hỏi kiến thức mới thông qua tự tìm hiểu, học trên lớp, trao đổi với thầy cô, bạn bè. Con cũng cần biết cạnh vận dụng bài học vào thực tiễn để tăng cường khả năng học tập, ghi nhớ của mình.
Để rèn luyện tính tự lập ở học sinh, cha mẹ cần để trẻ tự làm việc của mình
Tự do nhưng có chừng mực
Trẻ ở lứa tuổi tiểu học vẫn còn ham chơi, thích những thứ mình muốn, nếu cha mẹ đáp ứng mọi yêu cầu sẽ khiến trẻ không biết quý trọng những gì có được và gây ra tình trạng thiếu kiên nhẫn. Trong trường hợp trẻ đòi hỏi quá mức, cha mẹ nên giải thích cho con về vai trò của đồng tiền, dạy trẻ cách chi tiêu tiết kiệm để có thể sở hữu những thứ mình muốn.
Nuông chiều hay bảo bọc, giúp con làm tất cả mọi việc vô hình chung cha mẹ khiến trẻ phụ thuộc, không thể tự làm bất cứ việc gì. Cho trẻ quyền tự do là cha mẹ tạo điều kiện cho con rèn luyện và sống tự lập. Chúng ta nên cho con những khoảng thời gian riêng tư, tự giải quyết những khó khăn gặp phải để hình thành tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Khi học được tính tự lập trẻ sẽ biết cách nỗ lực để đạt được những điều mình thích.
Tuy nhiên tự do nhưng cần có chừng mực, bạn vẫn phải đồng hành cùng con để nhắc nhở, đôn đốc tránh việc trẻ quá thoải mái và vượt qua giới hạn cho phép. Tự do trong khuôn khổ mới là cách rèn luyện tính tự lập đúng đắn để trẻ biết nghĩ cho bản thân, cho gia đình, trở thành con ngoan vừa đủ.
Xem thêm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ giúp rèn luyện tính tự lập, thói quen tốt
Tự suy nghĩ và đưa ra quyết định
Cha mẹ nên dừng ngay suy nghĩ, con học tiểu học là còn nhỏ cần phải tuân theo sự sắp xếp của phụ huynh. Thay vì sắp đặt cho trẻ, để dạy trẻ tính tự lập, cha mẹ hãy cho con được tự suy nghĩ, tự lựa chọn và đưa ra quyết định của bản thân. Trẻ cũng cần biết cách tự nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu để phát huy sở trường và hoàn thiện chính mình.
Khi trẻ biết cách tự tìm tòi, sáng tạo, quyết định về việc học tập, sinh hoạt con sẽ biết cách xác định được lối đi đúng đắn, phù hợp với mình. Tương lai trẻ tự lựa chọn ngành nghề để phát triển một cách tốt nhất. Tuy nhiên, không phải cha mẹ cho trẻ toàn quyền suy nghĩ, quyết định, chúng ta cần dựa vào kinh nghiệm của người lớn để động viên, góp ý cho trẻ. Tạo điều kiện cho con trình bày ý tưởng, suy nghĩ và thuyết phục cha mẹ về ý kiến của mình để được chấp nhận.
Rèn luyện tính tự lập cho trẻ là để trẻ tự suy nghĩ và đưa ra quyết định
Cảnh giác với các cạm bẫy xung quanh
Khi dạy trẻ tính tự lập, cha mẹ cũng nên cảnh báo trẻ cần cảnh giác với những cạm bẫy xung quanh cuộc sống. Cuộc sống muôn màu với nhiều điều thú vị nhưng cũng không ít biến đổi, chỉ cần thiếu tỉnh táo không chỉ trẻ em mà người trưởng thành cũng có thể mắc phải sai lầm. Vì vậy cha mẹ nên đồng hành cùng con, giúp trẻ tránh khỏi những thói quen không tốt nhưng thức khuya, sử dụng chất kích thích…
Cuộc sống không chỉ có màu hồng, cách mà mọi người đối xử với nhau cũng có tốt và xấu nên trẻ cần có ý thức cảnh giác với mọi thứ. Trẻ nên tránh những cám dỗ có thể dẫn đến thói quen, hành vi xấu hay khiến con sa ngã trước khi bước vào cuộc sống tự lập. Phụ huynh nên quan sát, theo dõi để kịp thời phát hiện và giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn, thử thách trong những trường hợp bắt buộc phải có sự can thiệp của cha mẹ.
Học cách quản lý mọi thứ
Cách rèn luyện tính tự lập cho trẻ không thể bỏ qua là cho con học cách quản lý mọi thứ. Trẻ cần biết cách chỉnh đốn mình trong mọi hoạt động từ sinh hoạt, học tập đến cách chi tiêu các khoản.
Chúng ta không nên quá lo lắng dẫn đến cấm đoán con sử dụng tiền khi còn nhỏ, hãy dạy con cách quản lý chi tiêu và sử dụng đồng tiền. Dạy trẻ cách tiết kiệm tiền để có thể chi tiêu vào mục đích phù hợp hay mua món đồ yêu thích. Đối với mỗi khoản chi, ohuj huynh có thể cùng con phân tích, thảo luận xem cách chi tiêu đó đã hợp lý chưa. Sau 1 thời gian trẻ sẽ hình thành tính tự lập, tự quản lý tiền bạc của mình một cách hợp lý.
Khi trẻ học tiểu học, cha mẹ có thể dạy con cách “hạch toán” trong 1 quyển sổ nhỏ. Trẻ sẽ dễ dàng nhìn nhận cả quá trình của mình để khi phát hiện sai lầm sẽ nhanh chóng sửa chữa.
Cách rèn luyện tính tự lập hiệu quả là học cách chủ động quản lý mọi thứ
Luôn vui vẻ và tự tin
Vui vẻ là tự tin là 2 nhân tố chính đóng vai trò quan trọng để hình thành nên tính tự lập của trẻ. Trẻ cần rèn luyện để luôn cảm thấy vui vẻ, thoải mái, luôn có tâm thế tích cực trong cuộc sống, tự tin thực hiện những việc mình mong muốn. Đối với những việc làm của trẻ, cha mẹ thấy chưa được tốt nhưng hãy dành cho con sự động viên, khích lệ, cổ vũ tinh thần để tự tin hơn trong những lần sau.
Tuy nhiên chúng ta cần xác định thoải mái, vui vẻ không đồng nghĩa với việc chỉ làm những việc mình thích, bỏ bê công việc chính là học tập. Cần đưa con vào khuôn khổ, biết nghĩ cho mình, cho gia đình, cho những người xung quanh.
3 nguyên tắc vàng khi dạy trẻ tính tự lập
Trẻ tự lập bắt đầu từ việc chủ động chăm sóc bản thân, tự chủ trong các hành vi và biết chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. Hành trình tạo dựng sự tự lập cho trẻ cần được bắt đầu từ sớm, là quá trình cha mẹ cần hướng dẫn, củng cố niềm tin để con có thể tự thực hiện các công việc trong khả năng của mình. Cha mẹ cũng cần phân định rõ giữa việc để con tự xử lý các vấn đề mà không có sự hỗ trợ của người lớn với việc dạy trẻ kỹ năng tự lập.
Phụ huynh nên chú ý 3 nguyên tắc vàng để dạy trẻ tự lập hiệu quả hơn. Cụ thể:
Kiên nhẫn
Tính tự lập không có sẵn mà cần hành trình rèn luyện thường xuyên và kéo dài. Vì vậy nếu muốn con có khả năng sống tự lập cha mẹ cần kiên nhẫn và thống nhất trong cách giáo dục trẻ tại gia đinh. Tránh tình trạng 1 người có quan điểm để con tự làm, người khác lại sốt ruột làm hộ trẻ.
Phụ huynh nên chọn cách chỉ bảo con từ từ, nhẹ nhàng để trẻ tự thực hiện các việc trong khả năng của mình. Từ đó trẻ hình thành ý thức, thói quen một cách tự nhiên, chủ động thay vì chịu áp lực từ người lớn.
3 nguyên tắc vàng cha mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ tính tự lập
Tạo môi trường học tập
Khi có môi trường thuận lợi để rèn luyện, trẻ sẽ phát triển có thể hình thành tính tự lập dễ dàng hơn. Vì vậy phụ huynh nên sắp xếp cho con môi trường học tập tốt hơn như:
- Đặt đồ dùng cá nhân của trẻ ở vị trí thấp để con dễ lấy và cất gọn như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo…
- Chuẩn bị cho trẻ tủ quần áo, giá sách mini và hướng dẫn con cách sắp xếp phù hợp
Làm gương cho trẻ
Trẻ em chính là tấm gương phản chiếu cha mẹ, do đó phụ huynh nên thực hiện các hành động quy chuẩn để trẻ học theo. Cha mẹ nên bắt đầu từ những việc nhỏ như cho quần áo bẩn vào máy giặt, không vứt rác bừa bãi, chào hỏi trẻ khi đi làm, lau dọn bàn khi bị đổ nước… Bên cạnh đó đừng quên hướng dẫn, phân tích, giải thích để trẻ quan sát và thực hiện theo.
Không chỉ giáo dục khả năng tự lập tại gia đình, cha mẹ cần phối hợp tốt với nhà trường để phát triển toàn diện về tư duy, cảm xúc, nuôi dưỡng tinh thần tự lập, tự chủ chủ cho trẻ. Không dừng lại ở việc dạy dỗ, đồng hành phụ huynh còn cần khuyến khích, ủng hộ và đánh giá, ghi nhận khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ và có sự tiến bộ.
Đây cũng chính là cách giúp trẻ học cách đối mặt với thử thách, trở nên tự tin và vững vàng trong việc tự giải quyết vấn đề. Thông qua môi trường giáo dục của nhà trường, sự hỗ trợ từ gia đình chắc chắn các em học sinh sớm được trang bị kiến thức, kỹ năng, xây dựng lòng tin, sự độc lập trong mọi suy nghĩ và hành động.
Trên đây là nội dung bài viết về cách rèn luyện tính tự lập cho trẻ tiểu học. Hy vọng thông qua đây cha mẹ có cái nhìn trọn vẹn về ý nghĩa của tự lập và chọn được cách thích hợp vun đắp, xây dựng cho con hình thành tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Đừng quên theo dõi The Dewey Schools, chúng tôi thường xuyên cập nhật các phương pháp giáo dục mới nhất.
Cha mẹ có thể xem thêm: Cách dạy con tự lập từ sớm vô cùng đơn giản và dễ thực hiện